TIN TỨC

Tin tức sức khỏe,
thông báo về DYM

Virus hợp bào hô hấp: Nguyên nhân & cách thức điều trị

Tin tức
Apr 24, 2025
Main image

Hình ảnh mang tính chất minh hoạ

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus có khả năng lây lan cao, được xem là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ ở trong giai đoạn từ 0 tới 24 tháng tuổi. Theo thống kê của WHO, mỗi năm, RSV gây ra hơn 3.6 triệu ca nhập viện và khoảng 100.000 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Định nghĩa về Virus hợp bào hô hấp

Virus hợp bào hô hấp ở trẻ em, hay còn gọi là RSV (Respiratory Syncytial Virus), là một loại virus rất phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc thời điểm giao mùa. Đối với miền bắc mùa RSV sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, từ tháng 5 đến tháng 11 ở miền trung và nam.

RSV gây nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Virus này lây lan nhanh qua đường giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm virus.

Đối tượng mắc bệnh RSV

Đối tượng chủ yếu sẽ mắc RSV sẽ là nhóm trẻ dưới 2 tuổi (0 - 24 tháng):

  • Trẻ sơ sinh

  • Trẻ sinh non

  • Trẻ có bệnh nền (tim bẩm sinh, phổi mạn, suy giảm miễn dịch)

Đặc biệt, theo thống kê từ Cổng Thông Tin Thành Phố Hồ Chí Minh, ước tính 60% trẻ nhiễm RSV trước 1 tuổi, và con số này tăng lên tới 80% trẻ đã từng nhiễm khi lên 2 tuổi.

Đối với đối tượng là trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn thì RSV chỉ gây cảm nhẹ. Tuy nhiên, nếu người mắc bệnh tiếp xúc với nhóm trẻ dưới 2 tuổi sẽ là nguồn lây nguy hiểm cho trẻ.

Biểu hiện của bệnh RSV

Tại giai đoạn khởi phát, virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể từ 4 tới 6 ngày. Sau khoảng thời gian đó bệnh sẽ có những triệu chứng dễ nhầm với những triệu chứng cảm lạnh thông thường như là:

  • Sốt nhẹ: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm RSV có thể là sốt nhẹ

  • Ho: Trẻ có thể bắt đầu ho khan hoặc ho có đờm.

  • Sổ mũi: Mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến.

  • Hắt hơi: Tương tự như các triệu chứng của cảm lạnh thông thường.

  • Khó thở nhẹ: Trẻ có thể hơi khó thở, thở nhanh hơn bình thường.

Sau những giai đoạn ban đầu, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển khiến cho các triệu chứng trở nên nặng hơn trong vòng 1 đến 2 tuần như là:

  • Khó thở rõ rệt: Trẻ có thể thở nhanh hoặc khó thở, có thể thấy cơ bụng co rút hoặc lồng ngực lõm lại khi hít vào.

  • Thở khò khè: Âm thanh thở khò khè (wheezing) là một triệu chứng điển hình, đặc biệt khi bệnh phát triển đến viêm phế quản hoặc viêm phổi.

  • Ho kéo dài: Ho có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.

  • Ăn uống kém: Trẻ có thể chán ăn, khó bú hoặc không muốn ăn uống do khó thở hoặc mệt mỏi.

  • Mệt mỏi, quấy khóc: Trẻ có thể tỏ ra mệt mỏi, dễ quấy khóc và ít hoạt động hơn bình thường.

  • Dấu hiệu suy hô hấp: Khi tình trạng bệnh trở nặng, có thể xuất hiện dấu hiệu của suy hô hấp như thở gấp, thở yếu, da, môi hoặc mặt chuyển sang màu xanh, và co thắt cơ hô hấp.

Cách thức lây bệnh của RSV

Virus RSV rất dễ lây lan, nhất là trong môi trường có trẻ nhỏ như nhà trẻ, trường mẫu giáo, bệnh viện,... và có 3 con đường lây bệnh chủ yếu: Qua giọt bắn hô hấp: Khi người nhiễm RSV ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt nhỏ chứa virus bay vào không khí, người xung quanh hít phải hoặc dính vào mắt, mũi, miệng

Qua bề mặt nhiễm virus: Virus RSV có thể sống vài giờ trên bề mặt như bàn, ghế, đồ chơi, tay nắm cửa. Nếu trẻ chạm vào những vật này rồi đưa tay lên miệng, mũi, mắt

Cách để phòng bệnh RVS

Để có thể phòng bệnh RVS và hạn chế lây nhiễm virus chúng ta hãy lưu ý một số điều sau:

  • Hiện chưa có Việt Nam chưa có vaccine phòng bệnh RSV. Tuy nhiên bố mẹ có thể tham khảo một số loại vaccine liên quan đến bệnh hô hấp để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và lý tưởng nhất là duy trì đến 2 tuổi.

  • Rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người có biểu hiện cảm cúm.

  • Cho trẻ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo cân đối các nhóm chất.

  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

  • Vệ sinh mũi, họng và cơ thể trẻ mỗi ngày; chú ý rửa tay cho trẻ thường xuyên.

  • Khi đưa trẻ ra ngoài, cần đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.

  • Tránh thơm, hôn, bắt tay trẻ; nên cho trẻ sử dụng riêng ly và dụng cụ ăn uống.

  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

  • Thường xuyên làm sạch đồ chơi và các bề mặt trẻ hay tiếp xúc.

Những Vaccine có thể giúp tăng đề kháng của trẻ

Biến chứng của bệnh RSV:

RSV thường gây triệu chứng nhẹ như cảm lạnh, nhưng có thể dẫn đến biến chứng nặng ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.

Biến chứng thường gặp:

  • Viêm tiểu phế quản: Gặp chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi, với triệu chứng thở nhanh, khò khè, khó thở, bú kém.

  • Viêm phổi: Virus lan sâu vào phổi gây sốt cao, ho đờm, đau ngực, khó thở.

  • Viêm tai giữa: Phổ biến ở trẻ nhỏ.

Biến chứng nghiêm trọng (hiếm gặp):

  • Suy hô hấp: Phổi không cung cấp đủ oxy, cần hỗ trợ thở máy.

  • Ngừng thở: Thường gặp ở trẻ sơ sinh non hoặc dưới 2 tháng tuổi.

  • Mất nước: Do trẻ khó thở dẫn tới bú kém.

  • Làm nặng thêm bệnh nền: Đặc biệt với người có sẵn những bệnh nền như hen suyễn, COPD, suy tim.

  • Vấn đề tim mạch: Có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ ở người lớn tuổi.

Đối tượng nguy cơ cao cần được chú ý:

  • Trẻ sinh non

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Người suy giảm miễn dịch

  • Người có bệnh tim hoặc phổi mạn tính

Điều trị RSV nội trú & ngoại trú

Điều trị bệnh RSV (Respiratory Syncytial Virus) có thể được thực hiện tại nhà nếu bệnh ở mức độ nhẹ và có thể được theo dõi, nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hoặc xuất hiện biến chứng, trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Để thực hiện điều trị tại nhà bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Giữ cho trẻ đủ nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước để ngăn ngừa mất nước, đặc biệt khi trẻ bị sốt hoặc không muốn ăn. Nước lọc, sữa mẹ (đối với trẻ sơ sinh), hoặc nước trái cây loãng là lựa chọn tốt.

  • Nghỉ ngơi: Đảm bảo trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để giúp hệ miễn dịch chống lại bệnh.

  • Giảm sốt: Nếu trẻ bị sốt, có thể sử dụng thuốc hạ sốt tùy vào cân nặng và hướng dẫn của bác sĩ để giảm sốt và làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ, giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể sử dụng máy hút mũi cho trẻ nhỏ nếu cần.

  • Giảm ho: Đảm bảo môi trường có độ ẩm vừa phải (dùng máy tạo độ ẩm) giúp giảm ho và làm dịu đường thở của trẻ. Có thể cho trẻ uống nước ấm hoặc nước chanh mật ong (đối với trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi).

  • Theo dõi dấu hiệu suy hô hấp: Nếu trẻ có dấu hiệu thở khó, thở nhanh, hoặc khò khè, cần theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh RSV sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần đối với trẻ lớn hơn hoặc người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng tuổi, hoặc những trẻ có bệnh lý nền như bệnh tim bẩm sinh, hen suyễn hoặc hệ miễn dịch yếu, RSV có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và cần phải được theo dõi kỹ lưỡng.

Nếu nghi ngờ trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi trong gia đình có dấu hiệu nhiễm RSV, nên đưa đi thăm khám sớm tại cơ sở y tế để tránh diễn tiến nặng. Tại DYM Medical Center, chúng tôi cung cấp các xét nghiệm tổng quát cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giúp phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

Liên hệ ngay với chúng tôi

Liên hệ với DYM để nhận hỗ trợ nhanh
chóng qua các kênh liên lạc của chúng tôi!

LIÊN HỆ

Đặt lịch khám ngay để
nhận ngay các ưu đãi

Đặt lịch khám