TIN TỨC
Tin tức sức khỏe,
thông báo về DYM
Phòng chống bệnh thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng cho trẻ: Bảo vệ con yêu khám phá thế giới an toàn

Hình ảnh mang tính chất minh hoạ
Là bậc cha mẹ, không niềm hạnh phúc nào sánh bằng việc thấy con yêu khỏe mạnh, tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, hàng năm các bệnh truyền nhiễm theo mùa như thủy đậu, sốt xuất huyết và tay chân miệng luôn gây lo lắng cho nhiều gia đình có con nhỏ. Việc hiểu rõ và chủ động phòng ngừa những bệnh này chính là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
I) Thủy Đậu: Các giai đoạn và cách phòng ngừa
a. Thủy Đậu là gì & cách thức lây bệnh
Thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Đây là một trong những bệnh có tốc độ lây lan nhanh, chủ yếu qua đường hô hấp (hắt hơi, ho) hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mụn nước của người bệnh.
(*) Đặc biệt với những người chưa nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm.
b. Các giai đoạn & triệu chứng của Thủy Đậu
Các giai đoạn của Thuỷ Đậu có thể chia như sau:
-
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 2 -3 tuần, và không có triệu chứng.
-
Khởi phát: Có thể gặp các triệu chứng: mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và ngứa.
-
Thời kỳ toàn phát: Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ. Sau đó, các nốt ban phát triển thành các nốt phỏng có dịch trong và nhanh chóng lan ra toàn thân.
(*) Gia đình lưu ý:
-
Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo.
-
Nhưng nếu bị nhiễm trùng thì có thể có dịch mủ đục sau đó để lại sẹo.
c. Nguy cơ biến chứng
Nếu không đi thăm khám sớm để có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh Thuỷ Đậu sẽ dẫn tới những biến chứng như:
-
Nhiễm trùng da.
-
Viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, viêm mạch máu, viêm hạch lympho, viêm tai giữa và tai ngoài, viêm niêm mạc miệng, viêm dây thần kinh, viêm thanh quản.
-
Zona thần kinh, có nguy cơ để lại di chứng ảnh hưởng tới thần kinh.
d. Cách phòng ngừa hiệu quả
Tiêm vaccine thủy đậu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm. Thuỷ Đậu tại Việt Nam diễn ra quanh năm thế nhưng mùa Thuỷ Đậu thường diễn từ tháng 3 đến tháng 5, đây là thời điểm độ ẩm không khí cao khiến cho dịch bệnh dễ dàng lây lan.
Để vaccine có thể phát huy tối đa lợi ích, bố mẹ nên đưa con đi tiêm trước một tháng trước khi vào mùa Thuỷ Đậu hoặc càng sớm càng tốt. Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm mũi đầu tiên lúc 12 tháng, mũi thứ hai tiêm khoảng từ 4-6 tuổi. Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn tiêm hai mũi và mũi thứ hai cách mũi thứ nhất từ 4-8 tuần. Riêng với phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây lan virus.
II). Sốt Xuất Huyết: bệnh nguy hiểm do muỗi truyền
a. Sốt Xuất Huyết là gì & cách thức lây bệnh
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền chủ yếu qua muỗi, đặc biệt chúng hoạt động mạnh vào thời điểm sáng sớm và xế chiều. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng bùng phát mạnh vào mùa mưa (tháng 3 - 5 đối với miền bắc), khi môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản.
b. Triệu chứng nhận biết
Bệnh khởi phát với sốt cao có thể lên đến 40.5 độ C và thường kéo dài 4-7 ngày và đi kèm các triệu chứng như:
-
Đau nhức đầu dữ dội.
-
Đau sau hốc mắt.
-
Đau cơ và khớp.
-
Phát ban trên da.
-
Buồn nôn, nôn ói.
c. Diễn biến nặng của Sốt Xuất Huyết
Ở một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng, đặc biệt là ở đường tiêu hóa hoặc não.
-
Nếu xuất huyết tiêu hóa: có dấu hiệu đi ngoài ra máu, phân sẫm màu hoặc lẫn máu tươi kèm theo tình trạng mệt mỏi, da xanh xao.
-
Nếu xuất huyết não: Người bệnh có thể chỉ bị sốt, đau đầu nhưng sau đó xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như liệt tay chân, liệt nửa người và hôn mê, có nguy cơ tử vong cao.
Sốc sốt xuất huyết Dengue (Dengue shock syndrome)
-
Đây là một diễn tiến nguy hiểm của sốt xuất huyết, bao gồm các triệu chứng của thể nhẹ nhưng đi kèm tình trạng thoát huyết tương khỏi mạch máu một cách ồ ạt, hạ huyết áp đột ngột...
-
Sau khoảng 2-5 ngày nhiễm bệnh, tình trạng có thể diễn tiến xấu nhanh chóng, gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ em.
d. Phòng ngừa Sốt Xuất Huyết
Để phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả, cha mẹ nên chủ động tiêm vaccine sốt xuất huyết cho trẻ nếu vaccine đã có tại địa phương, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm. Nếu chưa biết tới địa chỉ tiêm vaccine uy tín thì bố mẹ có thể tham khảo vaccine sốt xuất huyết Qdenga tại phòng khám DYM.
Bên cạnh việc tiêm vaccine, chúng ta cũng sẽ cần diệt muỗi, lăng quăng bằng cách loại bỏ các nơi đọng nước, vệ sinh môi trường sống và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ. Để bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, sáng màu và bôi kem chống muỗi khi ra ngoài, đặc biệt vào sáng sớm và chiều tối – thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất.
Tham khảo các Vaccine hiện có tại Phòng Khám DYM
III). Tay Chân Miệng: căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ
a. Tay Chân Miệng là gì?
Bệnh Tay Chân Miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm do virus, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 5 tuổi. Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bệnh hoặc chạm vào bề mặt có chứa virus. TCM thường bùng phát vào tháng 3-5 và 9-12, với giai đoạn ủ bệnh kéo dài 3-7 ngày, ban đầu ít triệu chứng rõ ràng. Hiện chưa có vaccine đặc trị, vì vậy cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để hạn chế lây nhiễm.
b. Triệu chứng cần lưu ý
Nếu những triệu chứng dưới đây thì bạn hãy tới ngay cơ sở Y Tế thăm khám gần nhất để được điều trị kịp thời.
-
Sốt nhẹ đến vừa (thường là triệu chứng đầu tiên).
-
Đau họng, loét miệng, gây khó khăn khi ăn uống.
-
Phát ban hoặc bọng nước trên lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối hoặc mông.
-
Một số trường hợp có thể kèm theo đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn ói.
c. Nguy cơ biến chứng
Một số ít có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như:
-
Viêm màng não do virus.
-
Viêm não.
-
Suy tim, suy hô hấp do Enterovirus 71.
-
Phù phổi cấp
d. Cách phòng ngừa tốt nhất
Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng thế nhưng thông tin chính phủ cũng đã thông báo dự kiến trong năm 2025 Việt Nam sẽ có vaccine cho bệnh Tay Chân Miệng. Trước mắt, biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ.
Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus. Đồng thời, cần hạn chế tiếp xúc với trẻ bị bệnh, không dùng chung đồ dùng cá nhân và vệ sinh kỹ đồ chơi, dụng cụ ăn uống của trẻ bằng nước nóng hoặc dung dịch sát khuẩn. Việc giữ gìn vệ sinh đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch và bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Đăng ký khám ngay để nhận
những ưu đãi mới nhất
Đặt lịch ngay
Liên hệ ngay với chúng tôi
Liên hệ với DYM để nhận hỗ trợ nhanh
chóng qua các kênh liên lạc của chúng tôi!