TIN TỨC
Tin tức sức khỏe,
thông báo về DYM
Dấu Hiệu Nhận Biết Của Bệnh Bạch Hầu Ở Trẻ – Cha Mẹ Cần Biết!

1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Bệnh thường ảnh hưởng đến họng, thanh quản, mũi, và có thể xuất hiện ở da hoặc các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt và bộ phận sinh dục.
Bệnh Bạch Hầu thường được phát hiện ở trẻ em, đặc biệt độ tuổi dưới 15. Ngoài ra, những người chưa có miễn dịch với bệnh do chưa từng tiêm vaccine phòng bệnh hoặc chưa tiêm đầy đủ các mũi vaccine cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn so với bình thường.
2. Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng nhiễm khuẩn như đồ chơi, ly chén. Ngay cả khi không có triệu chứng, người mang vi khuẩn vẫn có thể lây bệnh trong khoảng 6 tuần sau khi nhiễm.
Vi khuẩn này chủ yếu ảnh hưởng đến mũi và họng, tiết ra độc tố xâm nhập vào máu, hình thành lớp màng dày màu xám tại:
-
Mũi
-
Họng
-
Lưỡi
-
Đường thở
Trong một số trường hợp, độc tố có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, não, thận, dẫn đến viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.
3. Những dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch hầu ở trẻ
Bệnh bạch hầu có thể diễn tiến âm thầm, và không phải lúc nào cũng có các triệu chứng rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu khó nhận biết mà cha mẹ cần lưu ý:
- a. Đau họng, khó nuốt
Trẻ có thể than đau họng nhưng không kêu la quá nhiều, làm cha mẹ dễ chủ quan. Một số trường hợp trẻ sẽ khàn tiếng, ho nhẹ, dễ nhầm với viêm họng thông thường.
- b. Xuất hiện giả mạc ở vùng họng
Một đặc điểm quan trọng nhưng lại dễ bị bỏ qua là sự xuất hiện của lớp giả mạc màu trắng xám trong vùng họng hoặc amidan. Nếu cố gắng bóc tách lớp màng này, vùng niêm mạc sẽ bị chảy máu.
- c. Mệt mỏi, da tái xanh
Vi khuẩn bạch hầu có thể tiết độc tố làm ảnh hưởng đến tim và hệ thần kinh, khiến trẻ trở nên yếu ớt, da xanh xao, nhịp tim bất thường. Khi thấy con có biểu hiện này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.
- d. Sưng hạch cổ, phù nề vùng cổ
Trong giai đoạn nặng hơn, trẻ có thể bị sưng hạch cổ kèm theo phù nề, tạo ra hình ảnh cổ bò (bull neck). Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức.
Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh bạch hầu?
-
Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là sốt kéo dài, khó nuốt, có giả mạc ở họng.
-
Không tự ý bóc tách giả mạc vì có thể làm bệnh nặng hơn.
-
Đảm bảo trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng đúng độ tuổi của con.
-
Cách ly trẻ với những người xung quanh nếu nghi ngờ mắc bệnh để tránh lây lan.
-
Tiêm vaccine bạch hầu cho trẻ
Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. DYM mong rằng bài viết này có thể giúp các bậc cha mẹ nâng cao nhận thức về bệnh, bảo vệ con mình tốt hơn. Hãy luôn quan sát và lắng nghe cơ thể con trẻ – chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể là dấu hiệu quan trọng của sức khỏe!
Ngoài ra, bệnh Bạch Hầu có thể phòng ngừa dễ dàng bằng vaccine. Hãy đảm bảo rằng bạn và gia đình đã được tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe. Còn nếu trong trường hợp gia đình, chưa biết tham khảo địa điểm tiêm vaccine bạch hầu nào tốt cho con. Bạn có thể tham khảo thêm các mũi tiêm bạch hầu cho trẻ và người lớn tại phòng khám DYM Medical Center.
Đăng ký khám ngay để nhận
những ưu đãi mới nhất
Đặt lịch ngay
Liên hệ ngay với chúng tôi
Liên hệ với DYM để nhận hỗ trợ nhanh
chóng qua các kênh liên lạc của chúng tôi!