MENU
  • Trang chủ
  • Về DYM expand_more
    • Câu Chuyện DYM
    • Cơ Sở Vật Chất
    • Giờ Làm Việc Của Các Khoa
    • Bảng Giá Dịch Vụ
    • Giấy Phép Hoạt Động
  • Hướng Dẫn expand_more
    • Bảo Hiểm
    • Thanh Toán
    • Hỏi – Đáp
  • Thông Báo
  • Đặt Lịch Hẹn
  • Hệ Thống Phòng Khám
  • phone 1900 292937
    8:00 - 18:00
  • Language...
  • Language...
  • Trang chủ
  • /

  • Blog
  • /

  • Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Theo báo cáo, tại Việt Nam có đến 70% người lớn bị các bệnh dạ dày liên quan vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori).

Vi khuẩn H.pylori là gì? 

Nhiễm H.pylori xảy ra khi có vi khuẩn H.pylori sinh sống trong dạ dày. Vi khuẩn này tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày và gây ra các vấn đề sức khoẻ:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Ung thư dạ dày 

Nhiễm H.pylori dây ra những triệu chứng gì? 

Tuỳ thuộc vào mức độ gây viêm loét mạn tính niêm mạc dạ dày mà có thể có những triệu chứng sau:

  • Đầy bụng khó tiêu
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Chán ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Cảm thấy mau no ngay cả khi ăn một lượng thức ăn nhỏ. 

Nhiễm H.pylori được chẩn đoán bằng những phương pháp nào?

Có nhiều phương pháp được dùng để chẩn đoán H.pylori. Những phương pháp xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau:

  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể H.pylori.
  • Xét nghiệm hơi thở
  • Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên H.pylori.
  • Sinh thiết niêm mạc dạ dày tìm H.pylori qua nội soi tiêu hoá trên. 

Khi nào bạn nên xét nghiệm H.pylori?

Nếu bạn có những dấu hiệu sau, bạn nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra xem có nhiễm H.pylori hay không.

  • Có những triệu chứng dạ dày gợi ý nhiễm H.pylori như đã nêu
  • Có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng
  • Mắc ung thư dạ dày
  • Cần dùng thuốc kháng viêm hoặc aspirin kéo dài

H.pylori được điều trị như thế nào?

Nhiễm H.pylori được điều trị nội khoa bằng thuốc uống. Phần lớn bệnh nhân sẽ được điều trị bằng 3 hay 4 loại thuốc trong khoảng 2 tuần. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Một vài loại kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn H.pylori
  • Thuốc kháng acid dạ dày

Dự phòng lây nhiễm H.pylori như thế nào?

H.pylori có thể lây truyền từ người sang người. Để hạn chế lây nhiễm, hãy áp dụng những phương pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với nước bọt hay dịch cơ thể, phân của người nhiễm H.pylori.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Đặc biệt sau khi đi vệ sinh và lúc chuẩn bị đồ ăn.
  • Chỉ uống nước sạch đã đun sôi để nguội. Không tắm hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn.

Nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản và gia đình, khi có các dấu hiệu trên hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm vi khuẩn H.P. Tại hệ thống phòng khám DYM áp dụng phương pháp kiểm tra hơi thở, cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác. 

Liên hệ đến số hotline để được biết thêm thông tin chi tiết. 

arrow_left

Blog