TIN TỨC
Tin tức sức khỏe,
thông báo về DYM
Những điều phải lưu ý khi đi thực hiện nội soi đại tràng

Hình ảnh mang tính chất minh hoạ
1. Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng (NSĐT) là phương pháp sử dụng một ống soi mềm, có gắn camera và nguồn sáng ở đầu, đưa qua hậu môn để quan sát trực tiếp niêm mạc bên trong của đại tràng (ruột già). Kỹ thuật này giúp chẩn đoán sớm và chính xác nhiều bệnh lý như: viêm loét đại tràng, polyp, ung thư đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm túi thừa, v.v.
2. Khi nào cần nội soi đại tràng?
Bạn nên được chỉ định nội soi đại tràng trong các trường hợp sau:
-
Rối loạn tiêu hóa kéo dài (đau bụng âm ỉ, tiêu chảy, táo bón) không rõ nguyên nhân.
-
Đại tiện có máu và chất nhầy trong phân, xét nghiệm hồng cầu trong phân dương tính (FOBT+) mà không rõ nguyên nhân.
-
Bị thiếu máu thiếu sắt hồng cầu nhỏ mà không rõ nguyên nhân.
-
Hậu môn bị ngứa và đau, có dịch chảy ra từ ống hậu môn hoặc ngoài ống.
-
Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư buồng trứng, cổ tử cung, hoặc tuyến vú.
-
Có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng.
-
Tầm soát ung thư nội soi tiêu hoá định kỳ (nữ > 35 tuổi, nam > 40 tuổi).
Lưu ý: Theo khuyến cáo từ Liên Chi Hội Nội Soi Tiêu Hoá Việt Nam (VFDE), tất cả người trưởng thành nên bắt đầu tầm soát ung thư nội soi tiêu hoá đối với nữ > 35 tuổi, nam > 40 tuổi, ngay cả khi không có triệu chứng.
3. Quy trình nội soi đại tràng
Quy trình nội soi thường gồm các bước sau:
-
Tư vấn và khám lâm sàng: Bác sĩ đánh giá triệu chứng và tiền sử bệnh.
-
Chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng: Bệnh nhân uống nhuận tràng để làm sạch ruột theo chỉ định.
-
Thực hiện nội soi: Bác sĩ đưa ống soi qua hậu môn và quan sát đại tràng.
-
Can thiệp nếu cần: Sinh thiết, cắt polyp, cầm máu,...
-
Theo dõi sau nội soi: Bệnh nhân nghỉ ngơi, theo dõi phản ứng thuốc và các dấu hiệu bất thường.
Tìm hiểu về khoa nội tại DYM Medical Center
4. Lưu ý khi nội soi đại tràng
4.1 Lưu ý trước khi nội soi
-
Nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng trước nội soi (đặc biệt là nội soi gây mê).
-
Sử dụng nhuận tràng làm sạch đại tràng theo hướng dẫn, thường dùng Fortrans và Simethicone
-
Khai báo các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn hoặc đang dùng thuốc kháng đông, aspirin,…
-
Không uống sữa, nước có màu đỏ, tím trước nội soi.
-
Thực hiện chế độ ăn ít chất xơ trước đó 4 - 7 ngày để dễ làm sạch đại tràng.
-
Trong 2 giờ trước khi nội soi tuyệt đối không ăn gì, nếu trong trường hợp cơ thể mất sức vì đói thì có thể bổ sung nước đường.
4.2 Lưu ý trong quá trình nội soi
-
Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế.
-
Giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể.
-
Trong nội soi không gây mê, nếu có cảm giác khó chịu nên báo ngay để bác sĩ điều chỉnh thao tác.
4.3 Lưu ý sau khi nội soi đại tràng
-
Nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 – 60 phút nếu có dùng thuốc an thần, giảm đau.
-
Không nên tự lái xe sau nội soi đặc biệt khi dùng thủ thuật gây mê.
-
Nếu có các dấu hiệu bất thường như đau bụng nhiều, sốt, đi đại tiện ra máu – cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được tư vấn với bác sĩ.
5. Biến chứng có thể gặp sau khi nội soi
Nội soi đại tràng là thủ thuật an toàn, nhưng vẫn có thể xảy ra một số biến chứng hiếm gặp:
-
Chảy máu: Thường gặp khi có sinh thiết hoặc cắt polyp, nhưng thường nhẹ và tự cầm.
-
Phản ứng thuốc an thần: Như buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp.
-
Để hạn chế biến chứng, nội soi nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và tại cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị.
6. Những câu hỏi thường gặp khi nội soi đại tràng
Có những cách nào để nội soi đại tràng?
Nội soi đại tràng có thể chia làm 2 cách:
-
NSĐT thường: Bác sĩ sẽ không sử dụng thuốc tiền gây mê trong suốt quá trình nội soi, bệnh nhân có thể cảm thấy đau hoặc tức bụng tùy vào thể trạng, cảm nhận và khả năng chịu đau của từng người.
-
NSĐT không đau: Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiền mê để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu hay đau tức bụng khi nội soi, giúp quá trình soi được diễn ra thuận lợi hơn.
Thời gian thực hiện NSĐT sẽ diễn ra trong bao lâu?
- Nội soi đại tràng thường sẽ diễn ra trong khoảng 20 tới 30 phút, tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Trường hợp nào không nên thực hiện nội soi?
Bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng:
-
Những người bị bệnh: suy tim, suy hô hấp, hoặc các bệnh lý nặng khác.
-
Dị ứng nghiêm trọng với thuốc tê: Nếu bệnh nhân dị ứng nặng với thuốc gây mê, việc tiến hành nội soi có thể gây nguy hiểm.
-
Rối loạn đông máu nặng: Việc nội soi có thể gây chảy máu.
Tìm hiểu về khoa nội tại DYM Medical Center
7. Nội soi đại tràng tại Phòng Khám DYM
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nội soi đại tràng uy tín, an toàn, hãy tham khảo Phòng khám DYM Medical Center:
-
Đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm.
-
Trang thiết bị nội soi Olympus tiên tiến.
-
Nội soi không đau với thủ thuật gây mê.
-
Chăm sóc hậu nội soi chuyên nghiệp, theo dõi sát sao.
Thông tin liên hệ - Phòng Khám DYM:
Liên hệ: 1900 2929 37
Đăng ký khám ngay để nhận
những ưu đãi mới nhất
Đặt lịch ngay
Liên hệ ngay với chúng tôi
Liên hệ với DYM để nhận hỗ trợ nhanh
chóng qua các kênh liên lạc của chúng tôi!