MENU
  • Trang chủ
  • Về DYM expand_more
    • Câu Chuyện DYM
    • Cơ Sở Vật Chất
    • Giờ Làm Việc Của Các Khoa
    • Bảng Giá Dịch Vụ
    • Giấy Phép Hoạt Động
  • Hướng Dẫn expand_more
    • Bảo Hiểm
    • Thanh Toán
    • Hỏi – Đáp
  • Thông Báo
  • Đặt Lịch Hẹn
  • Hệ Thống Phòng Khám
  • phone 1900 292937
    8:00 - 18:00
  • Language...
  • Language...

Bệnh cúm – Vaccine cúm nên tiêm phòng

Cúm là một bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra bởi virus cúm. Bệnh cúm thường lan truyền nhanh chóng qua tiếp xúc gần gũi với người bệnh hoặc qua vi khuẩn tiếp xúc với các bề mặt mà người bệnh đã tiếp xúc. Các triệu chứng thường gặp của cúm bao gồm sốt, đau cơ, đau đầu, đau họng và mệt mỏi.

Về bệnh cúm

Cúm là một bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do virus cúm gây ra, lây nhiễm vào mũi, họng và đôi khi là phổi. Bệnh có thể đi từ nhẹ đến nặng và thậm chí tử vong nếu không chăm sóc đúng cách. Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là tiêm vắc xin cúm hàng năm.

Triệu chứng của bệnh cúm

  • Sốt, ớn lạnh. 
  • Ho.
  • Đau họng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Mệt mỏi, đau cơ.
  • Đau đầu.
  • Khó chịu trong cơ thể.
  • Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn.

Lưu ý: Không phải tất cả bệnh nhân bị cúm đều có các triệu chứng trên. 

Virus Cúm

Có 4 loại virus cúm: A, B, C và D. Vi-rút cúm A và B gây ra các đợt bùng phát bệnh theo mùa (được gọi là mùa cúm. 

Virus cúm A: có thể gây nên đại dịch cúm trên trên toàn thế giới, có khả năng lây nhiễm và lây lan nhanh giữa người với người. Virus cúm A có thể thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch trong cơ thể người. 

Virus cúm C:  thường gây ra các triệu chứng nhẹ và không được cho là gây ra dịch bệnh ở người. 

Virus cúm D: chủ yếu lây nhiễm cho gia súc và lây sang các động vật khác, đến nay vẫn chưa có thống kế lây sang người và gây bệnh ở người. 

Vaccine cúm 

Tiêm phòng cúm giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus cúm mùa sẽ diễn ra trong thơi gian sắp tới. Hầu hết các loại vaccine đều thông qua đường tiêm, tuy nhiên có một số loại sẽ dưới dạng xịt. 

Cách xác định chủng virus được sử dụng trong vắc xin

WTO, cơ quan xây dựng và vận hành hệ thống giám sát, ứng phó với bệnh cúm toàn cầu, tổ chức hội nghị lựa chọn chủng vắc xin hai lần một năm. Hai cuộc họp sẽ được tổ chức vào tháng 2 và tháng 9, số lượng vavcine ở bán cầu bắc và nam sẽ lần lượt được quyết định tại các cuộc họp. 

 Về các chủng vi rút sử dụng trong vắc xin mùa 2024- 2025

WHO khuyến cáo vắc xin hóa trị ba cho mùa cúm tại bán cầu Bắc năm 2024-2025 bao gồm:

  •  Vaccine dựa trên trứng: 
    • an A/Victoria/4897/2022 (H1N1)pdm09-like virus;
    • an A/Thailand/8/2022 (H3N2)-like virus;
    • a B/Austria/1359417/2021 (B/Victoria lineage)-like virus;
  • Nuôi cấy tế bào hoặc vắc xin dựa trên tái tổ hợp
    • an A/Wisconsin/67/2022 (H1N1)pdm09-like virus;
    • an A/Massachusetts/18/2022 (H3N2)-like virus; and
    •  a B/Austria/1359417/2021 (B/Victoria lineage)-like virus

Phòng ngừa bệnh cúm

  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh cúm 
  • Hạn chế đi ra ngoài trong mùa dịch cúm
  • Đeo khẩu trang che mũi, miệng khi ra ngoài
  • Rửa tay thường xuyên. 
  • Tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi và miệng. 
  • Cải thiện hệ thống thông gió để mang không khí trong lành vào trong nhà.

Ngoài ra bạn nên thực hành vệ sinh tốt và các thói quen lành mạnh khác. Thường xuyên làm sạch các bề mặt như: tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,… có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật. Ngoài ra, hãy ngủ đủ giấc, vận động cơ thể, uống nhiều nước và ăn thực phẩm bổ dưỡng. 

Đăng ký tiêm vaccine 

Vaccine cúm là một biện pháp quan trọng để bảo vệ bạn và gia đình khỏi bệnh cúm, một bệnh truyền nhiễm phổ biến và tiềm ẩn nguy hiểm. Tại phòng khám Nhật Bản DYM, chúng tôi cam kết cung cấp vaccine cúm chất lượng cao, được bảo quản đúng cách và tiêm chính xác bởi đội ngũ y tá và bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm.

Đặt lịch

Facebook

ID : dymmedicalcentervn

Hotline

1900-292937

Nguồn tham khảo:

  1.       Centers for Disease Control and Prevention, Key Facts About Influenza (Flu)
  2.       Centers for Disease Control and Prevention, Types of Influenza Viruses
  3.       Centers for Disease Control and Prevention, Seasonal Flu Vaccines
  4.       福島若葉等『「インフルエンザワクチン株選定の在り方」に関する検討』、『厚生労働行政推進調査事業費補助金(新興・再興感染症及び予防接種政策推進研究事業)分担研究報告書』
  5.       WHO, Recommended composition of influenza virus vaccines for use in the 2024-2025 northern hemisphere influenza season, 23 February 2024
  6.       Centers for Disease Control and Prevention, Preventive Actions to Help Protect Against Flu

 

arrow_left

Blog