MENU
  • Trang chủ
  • Về DYM expand_more
    • Câu Chuyện DYM
    • Cơ Sở Vật Chất
    • Giờ Làm Việc Của Các Khoa
    • Bảng Giá Dịch Vụ
    • Giấy Phép Hoạt Động
  • Hướng Dẫn expand_more
    • Bảo Hiểm
    • Thanh Toán
    • Hỏi – Đáp
  • Thông Báo
  • Đặt Lịch Hẹn
  • Hệ Thống Phòng Khám
  • phone 1900 292937
    8:00 - 18:00
  • Language...
  • Language...
  • Trang chủ
  • /

  • Blog
  • /

  • Phòng tránh bệnh ngày Tết bảo vệ sức khỏe

2025.01.09

Phòng tránh bệnh ngày Tết bảo vệ sức khỏe

Tết đến, mâm cơm ngày càng đầy ắp những món ngon. Nhưng bạn có biết rằng, việc ăn uống quá độ, đặc biệt là các món nhiều dầu mỡ, có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe không?

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các bệnh thường gặp trong dịp Tết, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách phòng tránh cụ thể.

 

1. Những vấn đề tiêu hóa thường gặp ngày Tết

  • Nguyên nhân: Thực tế là hầu như tất cả mọi người trong dịp Tết đều gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa lành mạnh. Dịp Tết mọi người không chú ý bổ sung chất xơ và ít vận động
  • Triệu chứng:
    • Viêm dạ dày, tá tràng: Đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn…
    • Ngộ độc thực phẩm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, sốt…
    • Táo bón: Đi đại tiện khó, phân cứng, táo bón kéo dài…
    • Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo sốt, đau bụng…
  • Cách phòng tránh:
    • Ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn.
    • Tránh ăn quá no, quá đói.
    • Uống đủ nước.
    • Hạn chế thức ăn cay nóng, đồ uống có ga.

Dù là trong dịp Tết nhưng các bạn cũng không nên quên việc ăn rau để bổ sung chất xơ. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, ngũ cốc cũng góp phần bổ sung chất xơ cho cơ thể. Kết hợp thêm uống nhiều nước cũng giúp cho tình trạng này được cải thiện đáng kể

2. Bệnh về gan

  • Nguyên nhân: Tết là dịp mọi người phải thường xuyên ăn cỗ, gồm rất nhiều đồ chiên xào dầu mỡ. Thêm vào đó, mọi người có thói quen chúc Tết nhau bằng rượu bia vì thế dịp Tết chúng ta dễ mắc phải những căn bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ. Ăn nhiều đồ ngọt và uống nhiều nước có ga cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan
  • Triệu chứng: Mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, đau bụng vùng gan, buồn nôn.
  • Các bệnh thường gặp: Viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
  • Cách phòng tránh:
    • Nên hạn chế uống rượu bia vào ngày Tết. Trong bữa ăn, cũng như đi chúc Tết chúng ta cũng nên chủ động tránh để không uống quá nhiều bia rượu, gây ảnh hưởng tới gan. Ngoài ra chế độ ăn uống cũng nên chú ý. Không ăn quá nhiều đồ ngọt và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
    • Ăn uống điều độ, tăng cường rau xanh, trái cây.
    • Khám sức khỏe định kỳ.

 3. Bệnh về đường hô hấp:

  • Nguyên nhân: Thay đổi thời tiết liên tục là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về hô hấp,… Thời tiết lạnh cùng với không khí ẩm là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và tấn công cơ thể con người. Tuy cảm cúm là căn bệnh thường gặp và dễ chữa, nhưng nếu để bệnh kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh khác như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang,…
  • Triệu chứng: Sốt, ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Các bệnh thường gặp: Cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản.
  • Cách phòng tránh:
    • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và chân.
    • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
    • Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý.

4 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Việc theo dõi triệu chứng và đến gặp bác sĩ kịp thời rất quan trọng để tránh biến chứng. Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đặc biệt là ngày Tết. Dưới đây là những dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý và nên đến cơ sở y tế ngay:

  1. Vấn đề tiêu hóa:
    • Đau bụng dữ dội, liên tục (đau nhiều, không giảm sau khi dùng thuốc giảm đau).
    • Nôn mửa nhiều lần, không ăn uống được (nôn liên tục, nôn ra dịch xanh, vàng hoặc lẫn máu, kèm dấu hiệu mất nước).
    • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày (tiêu chảy liên tục, phân lỏng toàn nước, số lượng nhiều, phân có máu hoặc lẫn chất nhầy, kèm theo sốt cao).
    • Bụng chướng căng, đầy hơi, bí trung đại tiện kéo dài…
    • Đau bụng kèm triệu chứng khác (ví dụ đau bụng kèm vàng da, vàng mắt, sốt cao, hoặc nôn ra máu).
  2. Bệnh về gan:
    • Vàng da, vàng mắt ngày càng rõ.
    • Đau tức vùng hạ sườn phải dữ dội (đau nhói hoặc âm ỉ liên tục, không thuyên giảm).
    • Mệt mỏi, suy nhược nghiêm trọng (mệt mỏi đến mức không thể sinh hoạt bình thường, kèm chán ăn, sụt cân nhanh).
  3. Bệnh về đường hô hấp:
    • Sốt cao trên 38.5 độ C, kéo dài hơn 2 ngày không hạ: Đây là dấu hiệu rất quan trọng cần lưu ý. Sốt cao liên tục, khó hạ bằng thuốc hạ sốt thông thường hoặc chỉ hạ tạm thời rồi lại sốt cao trở lại.
    • Ho nặng, ho ra máu hoặc đờm có màu xanh, vàng, gỉ sắt.
    • Khó thở, thở khò khè, thở gấp, tức ngực, đau ngực dữ dội.
    • Đau họng dữ dội, nuốt khó, có mủ trắng ở họng.
    • Các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm.
    • Khó thở kèm triệu chứng khác (ví dụ khó thở kèm sốt cao, đau ngực, tím tái môi và đầu ngón tay).

Lưu ý quan trọng: Đây chỉ là một số dấu hiệu cảnh báo. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Việc tự ý chẩn đoán và điều trị có thể gây nguy hiểm.

Kết luận

Một sức khỏe tốt giúp bạn tận hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Tết. Hãy áp dụng những lời khuyên trên để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Mọi thắc mắc xin liên hệ Phòng khám Đa khoa DYM để được tư vấn.

Đặt lịch

Facebook: dymmedicalcentervn

Hotline: 1900-292937

 

arrow_left

Blog