カテゴリ: Thông Báo
2024.04.06
Về việc cập nhật, công khai danh sách Báo cáo viên pháp luật trong lĩnh vực y tế
Tải file đính kèm tại đây.(pdf)
Nguồn Sở Y Tế TP HCM
Thông Báo
Phòng khám
Access
DYM MEDICAL CENTER QUẬN 1
DYM MEDICAL CENTER PHÚ MỸ HƯNG
DYM MEDICAL CENTER HÀ NỘI
Tầng hầm B1, tòa Epic Tower, ngõ 19 Duy Tân, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thủ Đô Hà Nội
2024.03.27
Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khoẻ cộng đồng trên địa bàn Thành phố
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước chính thức triển khai mạng lưới cộng tác viên sức khoẻ cộng đồng dự kiến với hơn 15.000 người tham gia, đây sẽ là cánh tay nối dài của các trạm y tế phường, xã đến tận các hộ gia đình góp phần triển khai hiệu quả chương trình y tế cộng đồng trên địa bàn TPHCM trong những năm tiếp theo.
Khai giảng lớp đào tạo giảng viên cho “Mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng” (ngày 15/03/2024)
Các điều kiện cần để hình thành mạng lưới các cộng tác viên sức khoẻ cộng đồng (viết tắt là CTV SKCĐ) trên địa bàn thành phố đã có, cụ thể là chính sách hỗ trợ cộng tác viên sức khỏe cộng đồng đã được Nghị quyết số 22/2023/NQ-HĐND ngày 11/11/2023 của HĐND TPHCM thông qua, Quyết định số 5632/QĐ-UBND của UBNDTP ban hành Đề án “Chính sách đặc thù phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng”, và mới đây là hướng dẫn tuyển chọn CTV SKCĐ đã được Sở Y tế TPHCM ban hành tại công văn số 1016/HD-SYT ngày 5/2/2024.
Bên cạnh đó, Sở Y tế đã chỉ đạo HCDC là cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo, huấn luyện và giám sát hoạt động của mạng lưới CTV SKCĐ. Theo đó, vào sáng ngày 15/03/2024, lớp đào tạo giảng viên cho “Mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng” đã chính thức khai giảng. Lớp tập huấn đặc biệt này bao gồm 50 học viên đến từ các Trung tâm Y tế , bao gồm những học viên đã có kinh nghiệm trong công tác tuyền thông và giáo dục sức khỏe từ 2 năm trở lên và được đơn vị phân công phụ trách tập huấn cho cộng tác viên của địa phương trong thời gian tới. HCDC đã biên soạn 03 chương trình đào tạo, gồm: đào tạo giảng viên (theo mô hình TOT), lớp dành cho nhân viên tại Trạm Y tế các kỹ năng quản lý, vận hành hiệu quả mạng lưới cộng tác viên, và các lớp đào tạo cho cộng tác viên sức khỏe cộng đồng. Sau khóa đào tạo này, các học viên sẽ trở về tổ chức huấn luyên cho mạng lưới cộng tác viên của địa phương mình đang công tác. HCDC sẽ luôn sát cánh cùng các Trung tâm Y tế trong việc tổ chức các khóa đào tạo cũng như triển khai hoạt động của mạng lưới cộng tác viên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mô hình cộng tác viên sức khỏe cộng đồng (Community Health Workers – CHWs) đã tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Kenya, Uganda, Ethiopia, Nigeria, và nhiều quốc gia khác trên các châu lục khác nhau. Tại các quốc gia này, mạng lưới các CTV SKCĐ đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, giáo dục sức khỏe, và hỗ trợ đến cộng đồng, đặc biệt ở những khu vực khó tiếp cận trong hệ thống y tế chính thức. Các CTV SKCD thường được đào tạo để giúp đỡ trong việc phòng ngừa bệnh, quản lý bệnh mạn tính, tiêm chủng, tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe sinh sản. Sự hiện diện và công việc của CTV SKCĐ đã mang lại lợi ích lớn cho việc cung cấp sức khỏe cộng đồng và là cầu nối quan trọng giữa cộng đồng và hệ thống y tế chính thức.
Thông Báo
Phòng khám
Access
DYM MEDICAL CENTER QUẬN 1
DYM MEDICAL CENTER PHÚ MỸ HƯNG
DYM MEDICAL CENTER HÀ NỘI
Tầng hầm B1, tòa Epic Tower, ngõ 19 Duy Tân, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thủ Đô Hà Nội
2024.03.27
Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình y tế của Vương quốc Anh
Lãnh đạo Bệnh viện Nhi khoa Alder Hay cùng các chuyên gia phụ trách trung tâm đổi mới sáng tạo của bệnh viện tại “Institute in the Park” nằm trong khuôn viên bệnh viện
Mô hình giúp một bộ phận chuyên khảo sát, phát hiện những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh của bệnh viện, rồi vận dụng các công nghệ mới nổi để cải thiện rõ rệt chất lượng cung ứng các dịch vụ của bệnh viện góp phần cải thiện trải nghiệm và sự hài lòng của người bệnh.
Mô hình “Innovation hub” của Bệnh viện Alder Hey tập trung vào 5 ứng dụng công nghệ mới nổi giúp mang lại những tiến bộ vượt bậc trong thực hành lâm sàng, bao gồm: sử dụng nền tảng số; ứng dụng AI và dữ liệu ưu tiên sử dụng các dấu hiệu sinh học kỹ thuật số trong việc phát hiện, sàng lọc, phòng ngừa và can thiệp trước; ứng dụng trải nghiệm người dùng dành cho trẻ em (UX-WOW factor); sử dụng các thiết bị công nghệ y tế và trị liệu kỹ thuật số (thiết bị đeo…) và ứng dụng công nghệ nhập vai (Immersive).
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi khoa Alder Hay, trong nhi khoa, bác sĩ ngoại nhi thường phải phẫu thuật các cơ quan nhỏ quan trọng của trẻ bị bệnh. Việc lập kế hoạch trước phẫu thuật tim hở bao gồm việc sử dụng máy chụp CT và MRI, tuy nhiên, điều này chỉ cung cấp hình ảnh 2D của bệnh nhân, khó có thể mô tả chính xác các tình huống mà bác sĩ phẫu thuật sẽ gặp phải trong quá trình phẫu thuật. Hình ảnh 2D cũng tỏ ra khó hiểu đối với bệnh nhân và thân nhân người bệnh, dẫn đến sự lo lắng của người bệnh.
Ngoài ra, các bác sĩ phẫu thuật thực tập cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự trong việc hình dung những gì được mô tả trên hình ảnh 2D. Giải pháp đổi mới, sáng tạo của “Innovation hub” sẽ kết nối các chuyên gia của Trung tâm Kỹ thuật Ảo (the Virtual Engineering Centre thuộc Đại học Liverpool, gọi tắt là VEC) với các bác sĩ phẫu thuật tim của bệnh viện sử dụng các kỹ thuật thực tế ảo (virtual reality) giúp các bác sĩ ngoại khoa thực hiện các kỹ thuật chính xác và an toàn hơn khi thực hiện phẫu thuật tim cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh.
Đoàn công tác Sở Y tế TPHCM cùng Giáo sư Iain Buchan, Giám đốc CHIL tại Công viên Khoa học Liverpool, nơi đặt trụ sở của Phòng thí nghiệm đổi mới y tế cộng đồng (CHIL)
Từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, dự án chỉ mất chưa đầy một tháng và hiện được đưa vào trung tâm đổi mới kỹ thuật số của bệnh viện và được sử dụng để đào tạo cũng như trong các quy trình trước phẫu thuật.
“Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số này cũng đã cách mạng hóa việc đào tạo phẫu thuật phức tạp tại một trung tâm nhi khoa xuất sắc. Chúng tôi rất ngạc nhiên trước những khả năng mà việc hợp tác với VEC mang lại. Đứng bên trong một trái tim ảo cao 8ft, vận hành một ngọn đuốc ảo để kiểm tra các khuyết điểm là một trong những điểm nổi bật trong sự nghiệp đổi mới của chúng tôi đến nay”, một bác sĩ phẫu thuật tim của Bệnh viện Nhi khoa Alder Hay nói.
Nhận thấy mô hình “Innovation hub” rất thiết thực và đáng để nghiên cứu, học tập, Đoàn công tác của Sở Y tế TPHCM đề nghị tiếp tục sẽ có buổi trao đổi trực tuyến giữa lãnh đạo Bệnh viện Nhi khoa Alder Hay với lãnh đạo các bệnh viện Nhi của TPHCM nhằm tăng cường mối liên hệ, hợp tác và phát triển, dự kiến buổi họp trực tuyến giữa các bệnh viện sẽ diễn ra vào cuối tháng 4-2024, phía bạn đã đồng ý với đề nghị này.
Trước đó, Đoàn công tác Sở Y tế TPHCM đã đến thăm Phòng thí nghiệm đổi mới sức khỏe cộng đồng (Civic Health Innovation Lab-CHIL). Đây là một trung tâm nghiên cứu liên ngành giúp tìm ra các giải pháp trước các thách thức sức về sức khỏe toàn cầu dựa trên nguồn dữ liệu lớn về sức khỏe công dân từ đó thúc đẩy sự thay đổi tích cực về sức khoẻ cho người dân TP Liverpool.
Thông Báo
Phòng khám
Access
DYM MEDICAL CENTER QUẬN 1
DYM MEDICAL CENTER PHÚ MỸ HƯNG
DYM MEDICAL CENTER HÀ NỘI
Tầng hầm B1, tòa Epic Tower, ngõ 19 Duy Tân, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thủ Đô Hà Nội
2024.03.27
Mô hình giáo dục liên ngành tại các trường đại học sức khoẻ ở Nhật Bản
Dân số Nhật Bản ngày càng già hoá trong khi tỷ suất sinh giảm. Hiện nay, tỷ lệ người từ 65 tuổi là khoảng 30% và ước tính sẽ tăng đến 38,1% vào năm 2060. Chính vì vậy, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thiết lập hệ thống chăm sóc lồng ghép trong cộng đồng (Integrated Community Care System – ICCS) gồm có chăm sóc y tế, điều dưỡng, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc nhà cửa và hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày. Hệ thống này giúp cho người cao tuổi sống đến cuối đời ngay tại cộng đồng địa phương của họ.
Để tăng cường sự phối hợp giữa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi, giáo dục liên ngành (interprofessional education – IPE) là một chiến lược chính trong đào tạo tại hầu hết các trường đại học ngành sức khoẻ tại Nhật Bản. Giáo dục liên ngành là chương trình giảng dạy trong đó các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực học cùng nhau và học hỏi lẫn nhau để tăng cường sự hợp tác và nâng cao chất lượng chăm sóc.
Đại học Y tế Phúc lợi Quốc tế với lợi thế đa ngành về sức khoẻ, y tế và phúc lợi đã triển khai chương trình giáo dục liên ngành độc đáo trong nhiều năm qua. Theo đó, sinh viên tất cả các ngành như bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên (KTV) vật lý trị liệu, KTV vận động trị liệu, KTV ngôn ngữ và thính giác, KTV chẩn đoán hình ảnh, KTV xét nghiệm, KTV tâm lý lâm sàng, KTV huấn luyện thị giác và nhân viên công tác xã hội đều trải qua 4 năm học có những nội dung liên quan đến giáo dục liên ngành.
Ngay từ năm thứ nhất sinh viên đã trải nghiệm giai đoạn đầu qua 6 giờ tham quan cơ sở y tế và phúc lợi để tìm hiểu về các ngành nghề. Đến năm thứ hai, sinh viên sẽ được giảng về lý thuyết hợp tác nghề nghiệp liên quan trong 30 giờ. Sinh viên học tại lớp bằng cách sử dụng nhiều kiến thức và tư duy khoa học thu được từ các môn học tổng quát. Năm thứ ba với thời lượng 60 giờ, sinh viên học cách giải quyết vấn đề thông qua bài tập thực hành hợp tác giữa các ngành nghề liên quan. Sinh viên được chia nhóm với các sinh viên từ các khoa khác nhau, thảo luận các trường hợp mô phỏng dựa trên kiến thức thu được từ các môn học chuyên ngành và cùng nhau xây dựng kế hoạch chăm sóc. Năm thứ tư với thời lượng 45 giờ, sinh viên thực tập hợp tác giữa các ngành nghề liên quan bằng cách cộng tác với các sinh viên từ khoa khác và sử dụng kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn để chăm sóc thực sự cho bệnh nhân.
Mô hình giáo dục liên ngành sẽ trở thành xu hướng không chỉ ở các nước phát triển như Nhật Bản mà còn mang tính toàn cầu khi dân số toàn thế giới đang già hoá một cách nhanh chóng.
Đoàn công tác Ngành Y tế TP.HCM tại Đại học Y tế Phúc lợi Quốc tế – cơ sở Otawara (Nhật Bản) tháng 3/2024
Thông Báo
Phòng khám
Access
DYM MEDICAL CENTER QUẬN 1
DYM MEDICAL CENTER PHÚ MỸ HƯNG
DYM MEDICAL CENTER HÀ NỘI
Tầng hầm B1, tòa Epic Tower, ngõ 19 Duy Tân, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thủ Đô Hà Nội
2024.03.27
Nhật Bản giải quyết tình trạng sụt giảm nguồn nhân lực điều dưỡng như thế nào?
Đây là một trong những vấn đề mà đoàn công tác Ngành Y tế TP.HCM quan tâm khi nghiên cứu và học tập tại Nhật Bản (tháng 3/2024).
Giảng viên đang hướng dẫn thực hành mô phỏng lâm sàng tại Khoa Điều dưỡng, Đại học Y tế Phúc lợi Quốc tế – cơ sở Otawara (Nhật Bản) tháng 3/2024
Trong những năm gần đây, tình trạng sụt giảm nguồn nhân lực điều dưỡng trong hệ thống y tế Nhật Bản ngày càng trở nên trầm trọng vì một số nguyên nhân như tỷ suất sinh giảm, già hoá dân số, cũng như hiện tượng “burnout” ở nhân viên y tế do đại dịch COVID-19. Số điều dưỡng trên 1 giường bệnh ở Nhật Bản năm 2017 là 0,52, thấp hơn rất nhiều so với trung bình của thế giới là 1,39 và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (Ministry of Health, Labor, and Welfare – MHLW) đã cảnh báo đến năm 2025 số lượng điều dưỡng sẽ giảm 60.000 đến 270.000 người. Nhân lực điều dưỡng ở Nhật Bản chủ yếu là nữ, chiếm đến hơn 90%, và nhiều người trong số họ gặp khó khăn trong cân bằng giữa công việc, những ca trực đêm với những thay đổi trong cuộc sống như kết hôn và sinh con. Ngoài ra, những điều dưỡng làm việc trong lĩnh vực cấp cứu ít có thời gian được nghỉ ngơi do bản chất công việc của họ gắn với cuộc sống hàng ngày. Tất cả những vấn đề nói trên làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân, chăm sóc bản thân, và mất động lực trong công việc dẫn đến sụt giảm nguồn nhân lực điều dưỡng.
Đối mặt với vấn đề này, chính phủ Nhật Bản đã triển khai một số biện pháp để giải quyết tình trạng sụt giảm nguồn nhân lực điều dưỡng. Chẳng hạn, MHLW đã tăng mức hỗ trợ tài chính cho công tác điều dưỡng. Chính phủ cũng tập trung cải thiện điều kiện làm việc của điều dưỡng, tạo cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Các biện pháp bao gồm xem lại hệ thống trực gác, hỗ trợ chăm sóc con nhỏ, và giúp đỡ khi họ quay trở lại công việc sau thời gian hậu sản.
Bên cạnh những biện pháp liên quan đến cải thiện môi trường làm việc nói trên, các chuyên gia cũng đưa ra những giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng điều dưỡng. Trước hết là giải quyết tình trạng phân bố điều dưỡng không đều giữa các vùng. Nghiên cứu cho thấy điều dưỡng có khuynh hướng thích làm việc ở quê nhà, vì vậy không dễ thu hút nguồn nhân lực từ nơi này qua nơi khác. Giải pháp khả thi là ưu tiên thành lập các cơ sở đào tạo cho những nơi thiếu hụt điều dưỡng.
Vấn đề về chất lượng đào tạo và thực hành điều dưỡng cũng rất quan trọng. Dù số lượng các trường đại học đào tạo điều dưỡng tăng nhưng chỉ khoảng 30% số điều dưỡng Nhật Bản có bằng cử nhân. Vì vậy cần tăng cường các chương trình đào tạo điều dưỡng để tăng tỷ lệ này và thiết lập các hệ thống cho phép điều dưỡng học tập nâng cao trình độ liên tục trong sự nghiệp để hạn chế bỏ việc.
Sự thiếu hụt và phân bố điều dưỡng không đồng đều cũng có thể cải thiện thông qua sự lồng ghép trí tuệ nhân tạo như ChatGPT vào lĩnh vực điều dưỡng. Với khả năng đáp ứng tức thì, ChatGPT đưa ra những hỗ trợ chăm sóc mang tính cá thể hoá và cung cấp những công cụ đào tạo để phát triển nghề nghiệp cho điều dưỡng.
Tóm lại, Nhật Bản đang giải quyết tình trạng sụt giảm nguồn nhân lực điều dưỡng bằng cách tiếp cận toàn diện, cả những biện pháp tức thì và chiến lược lâu dài.
Thông Báo
Phòng khám
Access
DYM MEDICAL CENTER QUẬN 1
DYM MEDICAL CENTER PHÚ MỸ HƯNG
DYM MEDICAL CENTER HÀ NỘI
Tầng hầm B1, tòa Epic Tower, ngõ 19 Duy Tân, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thủ Đô Hà Nội
2024.03.27
Người Nhật tự hào với Robot phẫu thuật HINOTORI
Nhật Bản là một trong những cường quốc về công nghệ mô phỏng và robot tự động trên thế giới. Trong những năm gần đây, người Nhật đã tạo ra hệ thống robot phẫu thuật Hinotori (Phượng hoàng lửa), hội tụ các công nghệ tinh vi hiện đại của Nhật Bản
Hệ thống robot phẫu thuật Hinotori
Tính tới tháng 3/2024, đã có hơn 4000 phẫu thuật được tiến hành trên toàn nước Nhật với sự hỗ trợ của hệ thống robot phẫu thuật Hinotori, chủ yếu trong các chuyên ngành: Tiết Niệu, Ngoại tiêu hóa, Sản phụ khoa,…Đoàn công tác của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có dịp trải nghiệm hệ thống phẫu thuật robot này tại bệnh viện Mita, trung tâm Tokyo thuộc Trường Đại học Y tế và Phúc Lợi Quốc tế.
Với sự giới thiệu từ phía Nhật Bản, hệ thống robot phẫu thuật này tuy ra đời sau hệ thống phẫu thuật Da Vinci của Mỹ nhưng có những ưu điểm nổi bật như:
– Mở rộng vùng không gian phẫu thuật nhờ việc thu nhỏ tối đa kích thước các cánh tay robot.
– Mô phỏng tinh tế các chuyển động của phẫu thuật viên nhờ tám khớp quay trên mỗi cánh tay robot.
– Thiết kế tự do, không cần cố định cánh tay robot vào cơ thể, giúp tăng các góc thao tác và nhanh chóng rút bỏ các dụng cụ trong trường hợp khẩn cấp.
– Thể hiện hình ảnh sắt nét với hệ thống camera 3D cung cấp các hình ảnh chất lượng cao, hỗ trợ cho các động tác tinh tế của phậu thuật viên.
– Thiết kế thuận tiện phù hợp với yêu cầu của phẫu thuật viên trong suốt quá trình phẫu thuật.
Đoàn công tác cũng được mời trải nghiệm thử trên hệ thống robot phẫu thuật này. Theo phát biểu từ chuyên gia từ bệnh viện Bình Dân, nơi đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot cho người lớn tại Việt Nam cho biết: “Ngoài các ưu điểm được giới thiệu, hệ thống robot phẫu thuật Hinotori còn có thêm các ưu điểm so với hệ thống robot Da Vinci trước đây như: giá thành rẻ hơn, vật tư tiêu hao đi kèm với máy cũng ít hơn, mô phỏng các thao tác phẫu thuật viên hầu như không có độ trễ, có thể thay đổi tư thế cho phẫu thuật viên trong các cuộc mổ kéo dài, …”. Với những ưu điểm trên, mặc dù cần thời gian khẳng định thêm trên thực tế nhưng đây là một hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật hứa hẹn sẽ ngày càng được ứng dụng trong nhiều trung tâm phẫu thuật trên khắp thế giới.
Được hỏi về dự kiến trong tương lai, công ty SYSMEX Medicaroid cho biết : Hệ thống robot phẫu thuật Hinotori Nhật Bản hiện mới đặt trung tâm huấn luyện tại Singapore nhưng với sự quan tâm từ đoàn chuyên gia và sự thể hiện tài tình của các chuyên gia ngoại khoa Việt Nam; công ty Nhật Bản sẽ giành sự chú ý nhiều hơn cho thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới. Công ty cũng mong muốn đưa hệ thống robot phẫu thuật Hinotori về Việt Nam để góp phần cho sự phát triển của ngành y tế Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Các chuyên gia Việt Nam trải nghiệm hệ thống robot phẫu thuật Hinotori
Thông Báo
Phòng khám
Access
DYM MEDICAL CENTER QUẬN 1
DYM MEDICAL CENTER PHÚ MỸ HƯNG
DYM MEDICAL CENTER HÀ NỘI
Tầng hầm B1, tòa Epic Tower, ngõ 19 Duy Tân, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thủ Đô Hà Nội
2024.03.27
TP. Hồ Chí Minh: Sẽ có 03 trung tâm cấp cứu 115 và 02 trạm cấp cứu đường hàng không và đường thuỷ
Đó là một trong những nội dung quan trọng của Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBNDTP phê duyệt (Quyết định số 912/QĐ-UBND ngày 26/03/2024)
Theo định hướng phát triển của hệ thống y tế Thành phố, tương ứng với việc hình thành 3 cụm y tế chuyên sâu (cụm trung tâm bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hiện hữu tại địa bàn các quận nội thành; cụm Tân Kiên đang hình thành tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; và cụm Thủ Đức) sẽ có 3 trung tâm cấp cứu ngoài bệnh viện (Trung tâm Cấp cứu 115).
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Tân Kiên
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Tân Kiên với diện tích 10.700m2, đặt tại cụm y tế chuyên sâu Tân Kiên, là trung tâm chỉ huy của Hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện với cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại được thiết kế phù hợp với một trung tâm cấp cứu chuyên nghiệp, sẽ có khu huấn luyện, đào tạo thực hành cho chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện (paramedic), có khu cung ứng vật tư, thiết bị y tế chuyên dùng trong cấp cứu ngoài bệnh viện, có khu bảo hành, bảo trì chuyên dụng cho xe cấp cứu,… và nhất là có trung tâm tiếp nhận cuộc gọi, tư vấn cách xử trí tại chỗ cho người dân, điều phối các đội cấp cứu ngoại viện (dispatcher).
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Tân Kiên sẽ cùng với các trạm cấp cứu vệ tinh, các bệnh viện trong khu vực đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoài bệnh viện cho người dân trên địa bàn quận Bình Tân, Quận 6, Quận 8 và huyện Bình Chánh, với tổng diện tích là 330,8 km2, dân số là 2.299.063 người.
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm trung tâm
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm trung tâm (tại cơ sở hiện hữu trên địa bàn Quận 10): đảm trách nhiệm vụ cấp cứu ngoài bệnh viện tại khu vực trung tâm Thành phố, đồng thời đảm bảo công tác y tế, sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp tại các khu vực trọng điểm gồm Ủy ban nhân dân Thành phố và các công trình giao thông, các lễ hội, sự kiện chính trị, kinh tế văn hoá, du lịch trên địa bàn phụ trách.
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Trung tâm sẽ cùng với các trạm cấp cứu vệ tinh, các bệnh viện trong khu vực đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện cho người dân các quận: 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11 với tổng diện tích là 67,6 km2, dân số là 1.447.784 người.
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Thủ Đức
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Thủ Đức, đặt tại khu đất diện tích 29.000m2, phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức: đảm trách nhiệm vụ tiếp nhận cuộc gọi, điều phối cấp cứu ngoại viện khu vực thành phố Thủ Đức; ngoài ra trung tâm này còn là cơ sở dự phòng về hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh mạng cho cơ sở chính khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra.
Trung tâm Cấp cứu 115 cụm Thủ Đức sẽ cùng các trạm cấp cứu vệ tinh, các bệnh viện trong khu vực đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện cho người dân tại thành phố Thủ Đức, với tổng diện tích là 212,6km2, dân số là 1.213.664 người.
Trạm cấp cứu 115 đường hàng không
Với sự phối hợp và hợp tác chặc chẽ giữa Ngành Y tế Thành phố và Bệnh viện Quân Y 175 trong thời gian qua, sân bay trực thăng phục vụ cấp cứu đường hàng không của Bệnh viện Quân y 175 sẽ được mở rộng phục vụ cấp cứu cho người dân trong khu vực với sự phối hợp của Trung tâm Cấp cứu 115 và Trung tâm Cấp cứu của BV Quân Y 175.
Theo Đề án, Trạm cấp cứu đường hàng không sẽ phối hợp với Bệnh viện Quân y 175, Công ty Trực thăng Miền Nam – Binh đoàn 18 triển khai thực hiện cấp cứu bằng đường hàng không cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía nam.
Trạm cấp cứu 115 đường thủy
Trạm cấp cứu 115 đường thủy sẽ đặt trong khuôn viên của Trung tâm y tế huyện Cần Giờ (cơ sở cũ), đảm trách nhiệm vụ cấp cứu ngoại viện khu vực huyện Cần Giờ và phát triển mô hình cấp cứu đường thủy.
Trạm cấp cứu 115 đường thủy cùng với Bộ đội Biên phòng Thành phố tuyến Cần Giờ, Công an Thành phố triển khai thực hiện cấp cứu bằng đường thủy cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận.
Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” bao gồm 5 mục tiêu cụ thể: (1) Hình thành hệ thống các trung tâm cấp cứu ngoài bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp hướng đến đảm bảo cung ứng dịch vụ cấp cứu chất lượng cao cho người dân; (2) Xây dựng cổng tiếp nhận và điều phối cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp; (3) Triển khai chương trình đào tạo các loại hình nhân viên y tế tham gia hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực phục vụ hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện; (4) Đa dạng hóa các loại hình vận chuyển người bệnh cấp cứu đảm bảo nhu cầu của người dân và phù hợp đặc điểm địa lý của Thành phố; (5) Nâng cao chất lượng cấp cứu ngoài bệnh viện của các Trạm cấp cứu vệ tinh, các cơ sở vận chuyển cấp cứu tư nhân; phổ cập kiến thức, năng lực thực hành sơ cứu cho người dân đối với những tình huống cấp cứu thường gặp.tình huống cấp cứu thường gặp.
Thông Báo
Phòng khám
Access
DYM MEDICAL CENTER QUẬN 1
DYM MEDICAL CENTER PHÚ MỸ HƯNG
DYM MEDICAL CENTER HÀ NỘI
Tầng hầm B1, tòa Epic Tower, ngõ 19 Duy Tân, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thủ Đô Hà Nội
2024.03.27
Sở Y tế TP. HCM: Thông tin thêm về việc Viện Tim TP HCM bị tấn công trang web lấy số khám bệnh
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc Viện Tim TP HCM bị tấn công trang web lấy số khám bệnh, Sở Y tế đã phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số, Sở Thông tin và truyền thông, Phòng An ninh chính trị nội bộ và Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP. HCM có buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo và phụ trách công nghệ thông tin của Viện Tim để làm rõ nguyên nhân sự cố và có giải pháp hỗ trợ. Đến hiện tại, Viện tim đã phối hợp với Công viên phần mềm Quang trung (QTSC) rà soát khắc phục các lỗi phần mềm, đã trang bị tường lủa mới, hiên nay chưa ghi nhận trường hợp tấn công mới.
Thông tin bước đầu ghi nhận được tại buổi làm việc như sau: Trang web bị tấn công là trang web lấy số khám bệnh trực tuyến của Viện Tim được phát triển bởi đơn vị đang vận hành HIS của viện, ngoài trang web này viện cũng cung cấp phương thức đăng ký khác qua ứng dụng dùng trên Mobile, trang web này được đặt trên máy chủ nội bộ của viện và dùng link ekios.vientimtphcm.vn để người dân truy cập và đăng ký với khoảng hơn 400 lượt đăng ký mỗi ngày. Việc phát hiện tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường (khoảng 5 triệu lượt). Để khắc phục tình trạng này, Viện đã tạm đóng trang web này và chạy hệ thống dự phòng, đồng thời điều chỉnh các thông số trên máy chủ web để chặn các truy cập bất thường vào hệ thống và viện cũng chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh.
Tại buổi làm việc đoàn cũng đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục hệ thống, tránh ảnh hưởng đến người dân khi đăng ký khám bệnh trực tuyến tại viện như rà soát đánh giá lại toàn bộ hệ thống, khắc phục ngay khi phát hiện, nâng cấp hệ thống tường lửa cũng như xem xét việc chuyển trang web này qua hệ thống khác đảm bảo an toàn thông tin hơn. Ngoài ra, đoàn cũng nhắc nhở viện xây dựng ngày quy trình ứng cứu sự cố và thường xuyên diện tập để có thể xử lý kịp thời khi xảy ra vụ việc tương tự như trên.
Sở Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị Trung tâm Chuyển đổi số, Sở Thông tin và Truyền thông, PA03, PA05 tiếp tục hỗ trợ Viện Tim trong việc rà soát, giám sát hoạt động của hệ thống này nhằm đảm bảo hệ thống đi vào hoạt động ổn định. Ngoài ra, Sở Y tế khuyến cáo các đơn vị trong ngành Y tế khi thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổ số cần chú trọng các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin, tuân thủ các quy trình về đánh giá an toàn thông tin của các hệ thống trước khi đưa vào sử dụng, xây dựng quy quy trình ứng cứu sự cố và thường xuyên tổ chức diễn tập về an toàn thông tin,… nghiêm túc thực hiện các nội dung theo khuyến cáo “Khuyến cáo đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh” đặc biệt là nội dung về an toàn thông tin do Sở Y tế ban hành.
Thông Báo
Phòng khám
Access
DYM MEDICAL CENTER QUẬN 1
DYM MEDICAL CENTER PHÚ MỸ HƯNG
DYM MEDICAL CENTER HÀ NỘI
Tầng hầm B1, tòa Epic Tower, ngõ 19 Duy Tân, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thủ Đô Hà Nội