MENU
  • Trang chủ
  • Về DYM expand_more
    • Câu Chuyện DYM
    • Cơ Sở Vật Chất
    • Giờ Làm Việc Của Các Khoa
    • Bảng Giá Dịch Vụ
    • Giấy Phép Hoạt Động
  • Hướng Dẫn expand_more
    • Bảo Hiểm
    • Thanh Toán
    • Hỏi – Đáp
  • Thông Báo
  • Đặt Lịch Hẹn
  • Hệ Thống Phòng Khám
  • phone 1900 292937
    8:00 - 18:00
  • Language...
  • Language...
  • Trang chủ
  • /

  • Thông Báo
  • /

  • Mô hình giáo dục liên ngành tại các trường đại học sức khoẻ ở Nhật Bản

Mô hình giáo dục liên ngành tại các trường đại học sức khoẻ ở Nhật Bản

Dân số Nhật Bản ngày càng già hoá trong khi tỷ suất sinh giảm. Hiện nay, tỷ lệ người từ 65 tuổi là khoảng 30% và ước tính sẽ tăng đến 38,1% vào năm 2060. Chính vì vậy, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thiết lập hệ thống chăm sóc lồng ghép trong cộng đồng (Integrated Community Care System – ICCS) gồm có chăm sóc y tế, điều dưỡng, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc nhà cửa và hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày. Hệ thống này giúp cho người cao tuổi sống đến cuối đời ngay tại cộng đồng địa phương của họ.

Để tăng cường sự phối hợp giữa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi, giáo dục liên ngành (interprofessional education – IPE) là một chiến lược chính trong đào tạo tại hầu hết các trường đại học ngành sức khoẻ tại Nhật Bản. Giáo dục liên ngành là chương trình giảng dạy trong đó các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực học cùng nhau và học hỏi lẫn nhau để tăng cường sự hợp tác và nâng cao chất lượng chăm sóc.

Đại học Y tế Phúc lợi Quốc tế với lợi thế đa ngành về sức khoẻ, y tế và phúc lợi đã triển khai chương trình giáo dục liên ngành độc đáo trong nhiều năm qua. Theo đó, sinh viên tất cả các ngành như bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên (KTV) vật lý trị liệu, KTV vận động trị liệu, KTV ngôn ngữ và thính giác, KTV chẩn đoán hình ảnh, KTV xét nghiệm, KTV tâm lý lâm sàng, KTV huấn luyện thị giác và nhân viên công tác xã hội đều trải qua 4 năm học có những nội dung liên quan đến giáo dục liên ngành.

Ngay từ năm thứ nhất sinh viên đã trải nghiệm giai đoạn đầu qua 6 giờ tham quan cơ sở y tế và phúc lợi để tìm hiểu về các ngành nghề. Đến năm thứ hai, sinh viên sẽ được giảng về lý thuyết hợp tác nghề nghiệp liên quan trong 30 giờ. Sinh viên học tại lớp bằng cách sử dụng nhiều kiến thức và tư duy khoa học thu được từ các môn học tổng quát. Năm thứ ba với thời lượng 60 giờ, sinh viên học cách giải quyết vấn đề thông qua bài tập thực hành hợp tác giữa các ngành nghề liên quan. Sinh viên được chia nhóm với các sinh viên từ các khoa khác nhau, thảo luận các trường hợp mô phỏng dựa trên kiến thức thu được từ các môn học chuyên ngành và cùng nhau xây dựng kế hoạch chăm sóc. Năm thứ tư với thời lượng 45 giờ, sinh viên thực tập hợp tác giữa các ngành nghề liên quan bằng cách cộng tác với các sinh viên từ khoa khác và sử dụng kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn để chăm sóc thực sự cho bệnh nhân.

Mô hình giáo dục liên ngành sẽ trở thành xu hướng không chỉ ở các nước phát triển như Nhật Bản mà còn mang tính toàn cầu khi dân số toàn thế giới đang già hoá một cách nhanh chóng.

Đoàn công tác Ngành Y tế TP.HCM tại Đại học Y tế Phúc lợi Quốc tế – cơ sở Otawara (Nhật Bản) tháng 3/2024

Sở Y tế TP.HCM
Nguồn tin : (Tin từ Đoàn công tác của Ngành y tế TP.HCM gửi từ Nhật Bản)
arrow_left

Thông Báo