Tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm huyết học
■ Xét nghiệm huyết học (Tổng phân tích tế bào máu)
Tế bào máu được phân biệt thành ba loại: Các xét nghiệm về hồng cầu liên quan đến thiếu máu (nồng
độ hemoglobin, số lượng hồng cầu, mức hematocrit, v.v.), số lượng bạch cầu liên quan đến miễn dịch,
nhiễm trùng, phản ứng viêm,… số lượng tiểu cầu liên quan đến chảy máu, đông cầm máu.
■ Các bệnh được phát hiện qua xét nghiệm
Trong xét nghiệm hồng cầu, Hb (nồng độ hemoglobin) là chỉ số quan trọng nhất. Nồng độ Hb thấp nghi
ngờ thiếu máu, và nồng độ Hb cao nghi ngờ bệnh đa hồng cầu. Số lượng bạch cầu giảm hoặc tăng cao
một cách bất thường là yếu tố nghi ngờ cho bệnh ung thư máu (khối u tăng sinh hệ tạo máu) như bệnh
bạch cầu. Số lượng tiểu cầu giảm nặng là yếu tố nghi ngờ cho bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Trong khi đó, số lượng tiểu cầu tăng bất thường cũng là dấu hiệu nghi
ngờ của ung thư hệ tạo máu.
Xét nghiệm mỡ máu
■Xét nghiệm mỡ máu
Là các xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ Cholesterol toàn phần, HDL cholesterol (cholesterol tốt), LDL cholesterol (cholesterol xấu), Triglycerides (TG; chất béo trung tính), v.v.
■Các bệnh được phát hiện qua xét nghiệm
Sự trao đổi đường
■Sự trao đổi đường
Đây là xét nghiệm để kiểm tra khả năng chuyển hóa đường trong máu. Để đưa đường từ máu đến từng cơ quan cần có hormone insulin. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh xuất hiện khi cơ thể thiếu insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Trong khám sức khỏe định kỳ hay khám tổng quát, người ta đo đường huyết lúc đói, được đo sau khi nhịn ăn ít nhất 10 giờ, và đo HbA1c, là mức đường huyết trung bình trong một hoặc hai tháng qua.
■Các bệnh được phát hiện qua xét nghiệm
Nếu một trong hai chỉ số cao thì bệnh nhân được cho là bị “tiền tiểu đường”, cần xét nghiệm và theo dõi thêm. Nếu cả hai chỉ số đều cao thì chẩn đoán là “tiểu đường” phải dùng thuốc và tập luyện. Mặc dù ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng nhưng nếu để bệnh tiểu đường tiến triển nặng. Hoặc nếu tiểu đường không được điều trị có thể gây mù và phải chạy thận nhân tạo do tổn thương các động mạch nhỏ như bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh, v.v. Ngoài ra, tiểu đường cũng gây tổn thương các động mạch lớn. Khi đó sẽ xảy ra các bệnh đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não. Bên cạnh đó, các vết thương cũng trở nên khó lành hơn và có thể xảy ra chứng hoại tử do tiểu đường.
Xét nghiệm chức năng gan và mật
■Xét nghiệm chức năng gan và mật
Các xét nghiệm chức năng gan và mật được sử dụng để đánh giá tổn thương tế bào gan (viêm hay hoại tử), chức năng tổng hợp, giải độc, bài tiết, v.v. của gan.
■Các bệnh được phát hiện qua xét nghiệm
AST (GOT) và ALT (GPT), được gọi là transaminase, là những enzym xúc tác các phản ứng hóa học trong tế bào gan. Khi tế bào gan bị tổn thương, chúng sẽ được giải phóng vào máu làm cho các giá trị này tăng lên.
Chỉ số ALT thường tăng cao khi bị viêm gan mãn tính do vi rút và gan nhiễm mỡ dạng béo phì. Trong khi chỉ số AST thường tăng cao khi bị xơ gan, viêm gan cấp tính và viêm gan do rượu.
Nồng độ γ-GTP thường tăng do uống rượu và các rối loạn do thuốc. Cùng với ALP, bilirubin, nó được gọi là enzym hệ thống ống mật và cũng tăng cao khi ống mật bị tắc nghẽn do sỏi mật, ung thư ống mật hoặc ung thư tuyến tụy. Chỉ số protein toàn phần và albumin được cho là liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và khả năng miễn dịch. Mức albumin thấp được nghi ngờ là do tình trạng dinh dưỡng kém và viêm nhiễm, trong khi mức protein toàn phần cao bất thường được nghi ngờ là ung thư máu (khối u tăng sinh hệ tạo máu).
Chức năng tuyến tụy
■Chức năng tuyến tụy
Tuyến tụy có chức năng ngoại tiết là tiết ra các enzyme tiêu hóa và chức năng nội tiết là tiết ra các hormone. Trong khám sức khỏe định kỳ hay khám tổng quát người ta thường chủ yếu đo nồng độ amylase huyết thanh, yếu tố phản ánh chức năng ngoại tiết.
■Các bệnh được phát hiện qua xét nghiệm
Nồng độ amylase cao được nghi ngờ là do các bệnh như viêm tụy hoặc ung thư tuyến tụy, nhưng cũng có thể là do bệnh tuyến nước bọt, vì nó cũng được tiết ra bởi các tuyến nước bọt. Cần được xác nhận qua kiểm tra chi tiết.
Chức năng thận
■Chức năng thận
Các xét nghiệm chức năng thận bao gồm nồng độ Creatinine và eGFR – độ lọc cầu thận ước tính (được tính từ nồng độ Creatinine và Nitơ urê). Creatinine là một chất thải trong máu. Trong những trường hợp bình thường, hầu hết nó được lọc ra bởi các tiểu cầu thận và thải qua nước tiểu. Nhưng khi chức năng thận suy giảm nó sẽ không được thải ra ngoài và tích tụ lại trong máu.
■Các bệnh được phát hiện qua xét nghiệm
Có thể chẩn đoán bệnh thận mãn tính ở giai đoạn sớm. Ước tính có 25.61 triệu người trên 20 tuổi ở Nhật Bản mắc các bệnh thận mãn tính, chiếm 13% số người trưởng thành. Những bất thường trong xét nghiệm nước tiểu và eGFR được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Nhưng nhiều bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh không có bất thường khi xét nghiệm nước tiểu. Bệnh thận mãn tính là một tình trạng trước khi cần chạy thận nhân tạo, và chẩn đoán sớm có thể ngăn bệnh tiến triển sang giai đoạn cần chạy thận nhân tạo.
Chỉ số axit uric
■Chỉ số axit uric
Axit uric là một chất chuyển hóa được tạo ra bởi sự phân giải của purine. Purine được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong thịt và các loại đồ uống có cồn như bia, đồng thời cũng có trong nhân tế bào của con người.
■Các bệnh được phát hiện qua xét nghiệm
Tăng axit uric máu là một yếu tố cho thấy nguy cơ của bệnh gout và sỏi tiết niệu. Nó cũng được cho là có liên quan đến tăng huyết áp và bệnh thận mãn tính. Nếu phát hiện tăng axit uric máu, cần thay đổi lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục. Trường hợp có cơn gout cấp hoặc nồng độ axit uric trên 9.0 mg/dL, cần phải điều trị bằng thuốc. Còn trong trường hợp hạ uric máu nặng, có khả năng do bệnh di truyền.